Hiệu ứng chim mồi là gì?
Hiệu ứng chim mồi là một thủ thuật đặc biệt trong bán hàng, tạo nên hiệu ứng tâm lý khi so sánh các mức giá sản phẩm khác nhau khiến khách hàng phải chọn sản phẩm có mức giá cao hơn.
Thay vì chỉ có hai sự lựa chọn, sự xuất hiện của một chim mồi ở giữa sẽ đảo lộn quyết định của khách hàng theo hướng có lợi hơn cho người bán, đẩy khách hàng đến quyết định chi nhiều tiền hơn cần thiết. Cùng với đó, thủ thuật này còn tác dụng nâng cao giá trị sản phẩm có giá cao trong mắt người tiêu dùng.
Những chiến lược cụ thể của hiệu ứng chim mồi
Chiêu thức để khách hàng thoải mái lựa chọn
Đây cũng là chiêu thức phổ biến nhất và cũng tạo được hiệu ứng cho khách hàng nhiều nhất.
Thủ thuật này thường đưa cho khách hàng 3 sự lựa chọn, với ba mức giá, trong đó sự lựa chọn ở mức giá ở giữa được xem như “chim mồi” có mức giá gần bằng sản phẩm có mức giá cao nhất nhưng số lượng lại ít hơn nhiều. Điều này làm cho khách hàng có cảm giác tiết kiệm tiền khi lựa chọn sản phẩm có giá cao nhất, từ đó kích cầu bán hàng.
Chiêu thức để khách hàng được quyền thoải mái lựa chọn
Chiêu thức này thường được áp dụng nhiều nhất trong ngành ẩm thực. Người bán thường đưa ra các gói thức ăn với 3 mức giá “xê xích” nhau nhưng số lượng cách xa nhau để người mua chọn gói thức ăn cỡ lớn nhất nhưng giá thành tiết kiệm hơn so với hai gói còn lại. Loại hình này còn được áp dụng dưới hình thức “mua combo”. Ví dụ một phần cơm có giá 40.000đ, nhưng một phần vừa có cơm vừa có nước chỉ có giá 45.000đ, nếu nhìn vào thì khách hàng sẽ chọn ngay phần combo. Với các gói combo này, nghiệp bán được hàng lên gấp 2 lần, phần cơm ở đây đóng vai trò là “giá mồi” để bạn vừa có thể bán được cơm, vừa có thể bán được nước.
Chiêu thức “Quy luật 100”
Chiêu thức này được xem là một biến thể của hiệu ứng chim mồi, được áp dụng nhiều nhất vào các chương trình khuyến mại giảm giá.
Quy tắc áp dụng của chiêu thức này là niêm yết giảm giá theo tỷ lệ % nếu số tiền giảm giá cho sản phầm khuyến mại là trăm nghìn đồng, và dùng đơn vị số tiền để giảm giá nếu số tiền giảm giá cho sản phầm khuyến mại từ hàng triệu trở lên.
Chiêu thức này thường được áp dụng cho các sản phẩm bánh kẹo. Ví dụ sản phẩm bánh A có giá 200.000 đồng, công ty giảm giá khoảng 25%, tức là 50.000đ, nhưng khi để thông tin là “giảm giá 25%” sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều so với “giảm 50.000đ”.
Tuy nhiên, với những sản phẩm có mức giá cao hơn, ví dụ như các sản phẩm gia dụng, thì mức giảm nên được niêm yết bằng số tiền. Ví dụ một chiếc Tivi có mức giá là 10.000.000đ, đơn vị giảm 15%, tức là 1.500.000đ, thì nên đề thông tin là “giảm 1.500.000đ” thay vì “giảm 15%”.
Chiêu thức đánh lừa sự lựa chọn
Tương tự như chiêu thức “đưa ra nhiều sự lựa chọn”, chiêu thức “đánh lừa sự lựa chọn” cũng tạo ra nhiều mức giá và ưu đãi khác nhau để “đánh lừa” khách hàng. Hình thức này được áp dụng rất hiệu quả cho việc thiết lập giá các gói/khóa học, hoặc gói dịch vụ.
Ví dụ bạn bạn đang kinh doanh khóa học tiếng anh, thì sẽ có 3 loại để khách hàng lựa chọn rằng:
-
Gói 1: luyện tập nói: 1,5 triệu/ khóa
-
Gói 2: luyện tập viết: 1,7 triệu/ khóa
-
Gói 3: luyện tập nói và viết: 2,2 triệu/ khóa
Có thể thấy theo tâm lý chung, nhiều khách hàng sẽ lựa chọn ngay gói thứ 3 vì khách hàng sẽ cảm thấy có lợi cho mình về cả dịch vụ và giá so với 2 gói còn lại. Đây là một hình thức “đánh lừa” khách hàng một cách thông mình của doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể bán được những gói dịch vụ/sản phẩm với mức giá “hời nhất”.
Hiệu ứng chim mồi là một thủ thuật bán hàng vừa tinh tế, hiệu quả và đang rất phổ biến trên thị trường. Hình thức này giúp doanh nghiệp vừa tạo được thiện cảm với khách hàng, tạo ra những “cú hích” trong kinh doanh và đem lại nguồn lợi lớn. Tuy nhiên, bạn cần phải có sự tính toán kĩ lưỡng để tránh bị trùng hợp với đối thủ và “bị nhàm chán” với khách hàng. Nếu có sự đầu tư phù hợp và đúng thời điểm, doanh nghiệp của bạn sẽ có được bước tiến lớn trong công việc kinh doanh của mình.